Có rất nhiều sai lầm mà những người build PC lần đầu thường mắc phải. Hãy xem 11 lỗi phổ biến nhất khi build PC mà người mới bắt đầu hay mắc phải và một số mẹo để tránh chúng.
1. Mua các bộ phận không tương thích
Một trong những lỗi build PC phổ biến nhất mà người mới bắt đầu mắc phải là chọn các thành phần không tương thích. Ví dụ, họ có thể ghép nối nhầm CPU hoặc RAM với bo mạch chủ của mình.
Chẳng hạn, ghép nối CPU Intel Core i7-9700K với bo mạch chủ LGA 1150 sẽ không hoạt động vì cả hai không tương thích. Thay vào đó, bạn nên chọn bo mạch chủ có socket LGA 1151 nếu đang sử dụng bộ xử lý Intel Core i7-9700K.
Hơn nữa, việc ghép nối RAM DDR3 với bo mạch chủ chỉ hỗ trợ DDR4 cũng là một lỗi mới bắt đầu mà bạn có thể tránh nếu sử dụng trang web như PCPartPicker.com để chọn các thành phần của mình hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia build PC trước khi đặt mua những thành phần đó.
Sử dụng một dịch vụ như PCPartPicker là cách tuyệt vời để tìm các bộ phận tương thích, nhưng có một vấn đề cần cân nhắc khác khi nói đến phần cứng PC phù hợp: Hiện tượng nghẽn cổ chai. Hiện tượng nghẽn cổ chai đề cập đến một thành phần giới hạn sức mạnh xử lý hoặc hiệu suất đồ họa và nó thường xảy ra do sự khác biệt về khả năng tối đa của hai thành phần. Rất may, có một số công cụ tính toán hiện tượng nghẽn cổ chai PC trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để đảm bảo mình đang mua đúng phần cứng tương thích.
2. Mua bộ nguồn giá rẻ và chất lượng thấp
Có một sự khác biệt giữa việc mua một bộ nguồn giá cả phải chăng và mua một bộ nguồn giá rẻ, kém chất lượng. Tuy nhiên, nếu bạn có ngân sách eo hẹp và các thành phần PC còn lại không đặc biệt "ngốn điện", thì bạn có thể chi ít hơn một chút cho bộ nguồn của mình.
Một trong những cách tốt nhất để chọn nguồn điện là tính toán sơ bộ lượng điện năng mà các bộ phận của bạn sẽ tiêu thụ. Để làm điều này, bạn có thể sử dụng công cụ tính PSU như của OuterVision hoặc các tùy chọn trực tuyến khác.
Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng PCPartPicker để build PC của mình, chúng sẽ cung cấp cho bạn ước tính sơ bộ về lượng điện năng mà máy tính của bạn sẽ tiêu thụ và nguồn điện nào phù hợp cho tất cả các thành phần.
Một điều quan trọng khác là kiểm tra cường độ định mức +12v của bộ nguồn. Đây là nơi card đồ họa của bạn sẽ sử dụng năng lượng của nó, đây là thành phần ngốn nhiều năng lượng nhất trong PC. Một lần nữa, công cụ tính toán CPU của OuterVision sẽ cho bạn biết xếp hạng cường độ dòng điện này.
Hơn nữa, trước khi mua một bộ nguồn mới, hãy kiểm tra xem đó có phải là PSU chất lượng cao hay không tại HardwareSecrets. Họ kiểm tra các bộ nguồn phổ biến nhất trên thị trường và đưa ra đánh giá cho bạn dựa trên quá trình kiểm tra kỹ lưỡng.
3. Không build trên một bề mặt rộng, sạch sẽ và an toàn
Điều đầu tiên cần làm trước khi bạn bắt đầu build PC của mình là tìm một không gian rộng, thoáng và an toàn để làm việc và lắp ráp PC. Bất kỳ chiếc bàn lớn nào đều được.
Mặc dù có thể build máy tính ở một khu vực nhỏ hơn, nhưng đó không phải là lựa chọn tốt nhất. Có rất nhiều dây cáp, đinh vít và các bộ phận mà bạn cần phải cất giữ cẩn thận và sắp xếp để không bị thất lạc khi cần lắp chúng vào.
Hơn nữa, tránh build trên các bề mặt có khả năng tĩnh điện, chẳng hạn như thảm. Nếu bạn có bàn thì không cần lo bước này. Chỉ cần đảm bảo đặt mọi thứ lên bàn - đó là lý do tại sao bạn cần một chiếc bàn có kích thước lớn cho quá trình này.
Tuy nhiên, nếu xung quanh bạn không có bàn lớn hoặc buộc phải xây dựng trên bề mặt dẫn điện tĩnh, bạn có thể sử dụng vòng đeo tay chuyên dụng để tránh tích điện. Vòng đeo tay chống tĩnh điện Rosewill là một lựa chọn hợp lý sẽ đảm bảo bạn không vô tình làm hỏng các bộ phận của mình.
4. Quên lắp vít cố định bo mạch chủ
Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng điều này cũng thỉnh thoảng xảy ra. Việc quên lắp vít cố định bo mạch chủ có thể là thảm họa đối với quá trình build PC. Những rào cản này giữ cho bo mạch chủ của bạn không tiếp xúc với case và ngăn không cho nó bị đoản mạch.
Nếu bạn quên lắp những vít này và bật máy tính, điều này có thể làm hỏng vĩnh viễn các bộ phận của bạn. Đó là trường hợp xấu nhất - nhưng nó vẫn xảy ra, vì vậy đừng quên lắp các vít cố định bo mạch chủ của bạn.
5. Quên lắp tấm chắn I/O của bo mạch chủ
Một sai lầm phổ biến khác khi lắp ráp PC của người mới bắt đầu là quên cài tấm chắn I/O của bo mạch chủ trước khi lắp đặt bo mạch chủ vào vị trí.
Nếu bạn quên lắp tấm chắn I/O, bạn sẽ phải tháo mọi thứ ra, hoặc ít nhất là phải tháo bo mạch chủ và GPU ra khỏi vị trí để lắp tấm chắn I/O.
Để tránh tất cả rắc rối này, chỉ cần đảm bảo rằng bạn đã lắp tấm chắn I/O trước khi vặn bo mạch chủ vào case.
6. Lắp sai CPU
Một số người mới bắt đầu build PC có thể mắc lỗi này. Việc lắp đặt CPU sai có thể làm hỏng hoặc thậm chí làm gãy các chốt của nó, tùy thuộc vào mức độ lực mà bạn đã sử dụng khi lắp.
May mắn thay, thật dễ dàng để biết hướng lắp đặt CPU. Tất cả các bộ xử lý sẽ có các dấu hiệu trên các góc để cho bạn biết bộ phận nào sẽ ở vị trí nào trên bo mạch chủ. Sau khi bạn tìm thấy dấu hiệu này, hãy đặt dấu đó thẳng hàng với dấu trên CPU socket của bo mạch chủ và cẩn thận lắp bộ xử lý vào.
Nếu bạn vẫn không chắc chắn về cách lắp đặt CPU của mình, thì video sau đây có hướng dẫn về những điều cần chú ý khi lắp đặt CPU Intel hoặc AMD.
7. Không cắm tất cả các dây cáp
Đây là một lỗi phổ biến khác của những người mới bắt đầu build PC lần đầu. Nếu bạn không cắm tất cả các dây cáp, hệ thống của bạn sẽ không bật được. Để tránh sự cố này, hãy đảm bảo rằng bất cứ khi nào bạn lắp đặt một thành phần, bạn đều cắm cáp của nó vào bo mạch chủ.
Nếu bạn nghĩ rằng điều này sẽ gây rắc rối cho mình trong quá trình build PC, hãy ghi lại tất cả các thành phần đã lắp vào một tờ giấy và cuối cùng cắm tất cả các dây cáp của chúng vào. Nếu hệ thống của bạn không bật, hãy đảm bảo mọi thứ đã được cắm và đặt đúng vị trí.
8. Bôi quá nhiều keo tản nhiệt
Không cẩn thận với việc bôi keo tản nhiệt có thể gây ra rắc rối. Bôi keo tản nhiệt là một nghệ thuật. Nếu quá nhiều, nó có thể thấm ra ngoài và gây hư hỏng. Nếu quá ít, máy tính của bạn sẽ quá nóng.
Tốt nhất, người ta nói rằng bạn nên nhỏ một giọt keo tản nhiệt có kích thước bằng hạt gạo vào chính giữa mặt sau của CPU và khi bạn lắp bộ tản nhiệt, keo tản nhiệt sẽ dàn đều và đẹp. Tham khảo: Cách tra lại keo tản nhiệt CPU để biết thêm chi tiết.
9. Lắp đặt quạt case sai cách
Hầu hết những người build PC đã từng mắc sai lầm này. Việc lắp đặt quạt case sai cách có thể khiến hệ thống của bạn quá nóng.
Nếu case PC của bạn đi kèm với quạt được cài đặt sẵn thì mọi thứ sẽ không xảy ra vấn đề. Ít nhất là cho đến khi bạn muốn lắp đặt quạt của riêng mình. Khi nói đến việc làm mát PC, bạn muốn các quạt của case hoạt động cùng nhau, hút không khí mát từ bên ngoài thùng máy từ một hướng, sau đó đẩy nó ra ngoài theo hướng ngược lại. Thông thường, nếu case PC của bạn đi kèm với quạt, chúng sẽ hút không khí từ phía trước và đẩy không khí ra phía sau, mặc dù cấu hình ngược lại cũng khả thi.
Nếu bạn muốn thêm nhiều quạt case hơn vào bản build PC của mình, trước tiên hãy tìm hiểu xem quạt của bạn hoạt động theo cách nào.
10. Cài đặt RAM không đúng cách
Bài viết đã nói về việc mua đúng loại RAM cho bo mạch chủ (điểm đầu tiên!), nhưng bạn phải đảm bảo rằng bạn đã lắp đúng loại RAM vào bo mạch chủ mới của mình. Điều đó có nghĩa là đẩy RAM vào đúng khe cắm, quan sát rãnh RAM (rãnh này khác nhau đối với từng thế hệ RAM) và đôi khi phải nhấn mạnh hơn một chút so với mức bạn mong đợi.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn đang lắp RAM vào đúng kênh. Bạn sẽ không gặp vấn đề này trên bo mạch chủ có hai khe cắm RAM. Tuy nhiên, trên bo mạch chủ có bốn khe cắm và sử dụng hai mô-đun RAM, bạn phải luôn chừa một khoảng trống giữa chúng. Bo mạch chủ của bạn thậm chí có thể chỉ ra những mô-đun RAM nào sẽ được ghép nối.
Sẽ không có gì xấu xảy ra với RAM nếu bạn sử dụng chúng trong các khe cắm song song, nhưng chúng sẽ không hoạt động như mong đợi.
11. Giữ bảo hành
Điều này không liên quan cụ thể đến việc build PC, nhưng nó chắc chắn sẽ hữu ích nếu có thứ gì đó gặp vấn đề. Đảm bảo rằng bạn giữ tất cả các tài liệu bảo hành phần cứng PC của mình ở một nơi và đăng ký phần cứng yêu cầu nó, vì bạn có thể nhận được thêm một năm bảo hành nếu làm như vậy.
Nguồn Internet